Theo Giáo sư Lâm Quang Thiệp, trong thời đại 4.0, việc dạy và học, nói ngắn gọn, cần được thay đổi theo hướng “phải dạy học sao cho khác và hơn robot”.
Từ khoảng đầu thế kỷ 21 sự phát triển nhảy vọt của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo (AI) đang thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với nền sản xuất thông minh.
Hiện nay ở khắp mọi nơi người ta nói về cách mạng công nghiệp 4.0. Do đó tìm hiểu bản chất của cuộc cách mạng này là một việc cần thiết. Và trong cuộc cách mạng đó, giáo dục đại học cần phải đổi mới như thế nào?
Chia sẻ với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư Lâm Quang Thiệp – Đại học Thăng Long thông tin, công nghệ số phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, và ngày nay đạt đến thời kỳ chuyển đổi số (digital transformation).
Chuyển đổi số là việc sử dụng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi một cách tổng thể và toàn diện tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế xã hội, làm cho cuộc sống và công việc của con người tốt đẹp và hiệu quả hơn.
Liên quan đến công nghệ số hiện đại, một loạt loại hình công nghệ mới ra đời: Dữ liệu lớn (Big-Data), Internet Vạn vật (Internt of Things), Chuỗi-khối (Blockchain), Học máy (Machine learning – một bộ phận của Trí tuệ nhân tạo) …
Với thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, rõ ràng dữ liệu đóng vai trò quan trọng trung tâm. Cho nên, Deming W. Edwards, một nhà tư tưởng nổi tiếng về chất lượng và thống kê đã nói “Ta tin ở Thượng đế. Mọi thứ còn lại là dữ liệu” (In God we trust. All others bring data”).
Giáo sư Lâm Quang Thiệp nhấn mạnh, việc đáp ứng của giáo dục đại học trong trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 có thể thể hiện ở 2 khía cạnh: một là tận dụng khai thác những ưu thế của thời chuyển đổi số để phát triển giáo dục đại học; hai là tìm cách thích nghi với những thành tựu của thời chuyển đổi số.
Giáo sư Lâm Quang ThiệpThiệp nêu, có thể nói công nghệ cao nhất thời chuyển đổi số là trí tuệ nhân tạo. (Ảnh: Thùy Linh)
Giáo sư Lâm Quang Thiệp nêu rõ, trong những năm qua trên thế giới đã ra đời nhiều các hoạt động, mô hình nhằm khai thác những ưu thế của chuyển đổi số để triển khai giáo dục đại học. Nhiều hình thức E-Learning ra đời, đặc biệt là các kiểu Giáo dục mở và Từ xa (ODL).
Các sáng kiến nổi bậc là OCW (Giáo trình mở – OpenCourseWare) được phổ biến vào đầu thập niên thứ nhất và MOOC (khóa học trực tuyến-mở đại trà – massive open online course) phổ biến vào đầu thập niên thứ hai của thế kỷ 21.
Và việc xuất hiện nhiều cyber university trong vài thập niên qua. Nhiều nước đã sử dụng giáo trình mở và bản địa hóa các khóa học trực tuyến.
Để khai thác ưu thế của thời chuyển đổi số, giáo dục đại học nên cung cấp những nhận thức về việc chuyển đổi số và chuẩn bị kỹ năng lao động mới; rèn luyện tư duy và phương pháp làm việc dựa vào dữ liệu (data-driven), đồng thời thay đổi chương trình đào tạo sao cho phù hợp với nền kinh tế số, chính phủ số, xã hội số.
Khi nói đến việc khai thác ưu thế của thời kỳ chuyển đổi số, người ta thường nhấn mạnh đến việc học trực tuyến, vì nhiều người hình dung rằng loại hình học tập này sẽ thúc đẩy tăng nhanh số lượng nhập học và giảm chi phí xây dựng và triển khai.
Các khảo sát đối với nhiều trường đại học và nhiều sinh viên cho thấy sự kết hợp giữa học tập trực tuyến và kiểu học truyền thống có thể là lựa chọn tốt nhất.Tuy nhiên theo các số liệu thống kê trong thập niên vừa qua trên thế giới việc học trực tuyến không chứng tỏ được các ưu thế nói trên.
Do đó cần phải tăng cường kết hợp phương thức học trực tuyến với kiểu học truyền thống trong hoạt động dạy và học ở các trường đại học.
Rõ ràng, nếu việc khai thác ưu thế của thời chuyển đổi số không đơn giản, thì sự thích ứng với những thành tựu của thời chuyển đổi số cũng rất phức tạp. Muốn triển khai tốt phải xây dựng lại hoặc điều chỉnh mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy và học trong giáo dục đại học.
Giáo sư Thiệp nêu ví dụ, có thể nói công nghệ cao nhất thời chuyển đổi số là trí tuệ nhân tạo.
Với thành tựu của trí tuệ nhân tạo công nghệ học máy, người ta có thể thiết kế ra các robot làm được rất nhiều việc khác nhau, và nói riêng trong giáo dục, có thể tạo nên các robot dạy học.
Vậy thì trong thời đại chuyển đổi số của cách mạng công nghiệp 4.0, việc dạy và học, nói ngắn gọn, cần được thay đổi theo hướng “phải dạy học sao cho khác và hơn robot”.
“Nếu dạy học theo kiểu cung cấp thông tin, “thầy đọc – trò chép” thì rõ ràng robot làm tốt hơn người thầy bình thường rất nhiều. Các tiêu chí để chọn phương pháp dạy học 3C được nêu trong Nghị quyết 14 năm 2005 của Chính phủ về đổi mới giáo dục đại học vẫn còn có tác dụng hiện nay, đó là:
Tập trung chú ý vào Cách học; phát huy mạnh mẽ là tính Chủ động của người học; và khai thác triệt để Công nghệ thông tin và truyền thông mới”, Giáo sư Lâm Quang Thiệp đề xuất.
Thùy Linh
Theo giaoduc.net
Tin mới nhất

Vẫn khó phân luồng cho giáo dục nghề nghiệp
08:01:40 03/08/2019
Ngày 2-8, ông Phan Thanh Bình - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên & Nhi đồng của Quốc Hội, Trưởng Đoàn giám sát- tại buổi làm việc với UBND TP Đà Nẵng trong thực hiện chính sách pháp luật về G...
Tất cả các địa phương có cần thiết phải tựu trường sớm không?
07:56:58 03/08/2019
Tại sao lại cứ bắt học sinh phải tựu trường sớm từ năm này qua năm khác để làm gì khi nó không mang lại những tác dụng cần thiết, thậm chí còn phản tác dụng?
Sinh viên 14 quốc gia trải nghiệm học tập tại Trường ĐH Ngoại thương
07:50:36 03/08/2019
Năm học 2019-2020, Trường ĐH Ngoại thương chào đón 142 sinh viên trao đổi quốc tế dài hạn thuộc hệ thống các trường ĐH đối tác có kí kết hợp tác trao đổi sinh viên với nhà trường đến từ 14 quốc gia trên thế giới.
Con các giám đốc được nâng điểm ở Hòa Bình có bị đuổi học?
07:40:24 03/08/2019
Trong 5 con lãnh đạo Sở được nâng điểm ở Hòa Bình vừa được công khai, có 2 thí sinh được nâng điểm nộp hồ sơ vào Học viện An ninh Nhân dân đều đã bị đuổi học.
Những trường đại học nào dự kiến điểm chuẩn năm 2019 ‘khủng’ nhất?
07:36:22 03/08/2019
Theo quy định, sau 8/8, các trường đại học mới được công bố điểm chuẩn. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều trường đại học top trên đã công bố mức điểm chuẩn dự kiến tăng so với năm ngoái và có thể lên tới 28 điểm.
Cô giáo mầm non vừa điều trị ung thư vừa chăm sóc trẻ thơ
07:32:37 03/08/2019
Cứ 3 tháng một lần phải đi Hà Nội điều trị bệnh ung thư buồng trứng, nhưng sau khi bình phục cô giáo Phạm Thị Thanh lại cần mẫn chăm sóc và dạy dỗ trẻ thơ.
Cô học trò mồ côi một mình chăm bà, chăm em nhưng vẫn học rất giỏi
07:29:12 03/08/2019
Em Thái Xuân Hằng (15 tuổi, ở khu phố Tây Hòa, TT.Cam Lộ, H.Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị), từng là nhân vật của Báo Thanh Niên trong bài viết “Cụ bà 84 tuổi nuôi 2 cháu mồ côi” đăng hồi tháng 5.2016.
Xất bất xang bang vì chuyên gia tư vấn dỏm
07:24:57 03/08/2019
Việc xuất hiện hàng loạt “chuyên gia tư vấn tâm lý, chuyên gia tình dục” được đào tạo cấp tốc đã gây nhiễu môi trường giáo dục và tư vấn tâm lý.
Bộ GD&ĐT đẩy nhanh triển khai Đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa” của Chính phủ
20:44:55 02/08/2019
Ngày 2/8, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc đã chủ trì buổi làm việc với các Cục, Vụ chức năng của Bộ GD&ĐT nhằm đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch của Bộ GD&ĐT triển khai thực hiện Đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa” của Chính phủ.
Không luyện trung tâm, cô bé 12.5 tuổi được IELTS 8.0
20:39:29 02/08/2019
Khoảng 3-4 năm nay, con hoàn toàn không học thêm ở lớp tiếng Anh nào ở trường cũng như ở trung tâm.
Nam Định đăng cai Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X
20:36:19 02/08/2019
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đồng ý tổ chức Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2020 tại tỉnh Nam Định.
Cô giáo trẻ vượt núi mang chữ tới vùng xa
20:32:27 02/08/2019
Tôi vô cùng khâm phục cái cách mà một cô giáo trẻ dám dấn thân, vượt qua rừng sâu, núi cao, mang theo tri thức đến cho các em học sinh.
“Dạy chương trình mới, mỗi ‘bệnh nhân’ cần một ‘đơn thuốc’ khác nhau”
20:29:04 02/08/2019
“Trong giáo dục hiện nay còn tình trạng ‘mọi bệnh nhân uống cùng một loại thuốc’. Tuy nhiên, để thực hiện Chương trình mới, cần phải hướng tới mỗi ‘bệnh nhân’ có một đơn thuốc khác nhau”.
Đại học Điện lực tham gia tập huấn lớp bồi dưỡng tài nguyên giáo dục mở (OER)
20:17:33 02/08/2019
Ngày 1/8/2019, Hiệp hội các trường Đại học, cao đẳng Việt Nam đã phối hợp với trường Đại học Điện lực tổ chức khoá bồi dưỡng đầu tiên về tài nguyên giáo dục mở giành cho khối các cán bộ, giảng viên của các trường đại học, cao đẳng ở phí...
Thứ trưởng Bộ GD ĐT: Không sáp nhập các Trung tâm GDTX và các trường trung cấp, cao đẳng nghề
20:13:36 02/08/2019
Đó là một trong những chỉ đạo quan trọng của Thứ trưởng Bộ GD& ĐT tại Hội nghị tổng kết năm học 2018 - 2019, hướng dẫn triển khai nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 đối với Giáo dục thường xuyên diễn ra tại TP Vinh.
Thanh tra "ra" gần 100 trường hợp chưa đủ tiêu chuẩn ở Bộ Tài nguyên và Môi trường
19:23:16 02/08/2019
Theo kết luận của Thanh tra Bộ Nội vụ, trong việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường còn tồn tại, thiếu sót về điều kiện, tiêu chuẩn; đặc biệt có gần 100 trường hợp ...
Mô hình Công viên thu nhỏ trong trường mầm non: Không khó để nhân rộng
19:20:16 02/08/2019
Từ tháng 3/2019, 4 trường mầm non tại huyện Bình Chánh (TPHCM) đã triển khai thí điểm chuyên đề Xây dựng môi trường thiên nhiên trong tổ chức hoạt động và tăng cường vận động cho trẻ.
60 phần quà tặng học sinh, sinh viên khiếm thị
19:12:24 02/08/2019
Ngày 2/8, Hội người mù Thành phố Hà Nội phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình Trao quà khuyến học cho 60 học sinh, sinh viên khiếm thị và con hội viên có thành tích trong năm học 2018-2019.
Trao tặng 83 suất học bổng Lê Mộng Đào cho con em nhân viên Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình
19:06:30 02/08/2019
Sáng ngày 2-8-2019 tại Văn phòng Pax Sky, Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình và Quỹ Hỗ trợ Giáo dục Lê Mộng Đào đã tổ chức trao tặng học bổng hiếu học con em CBCNV của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình.
Đỗ tốt nghiệp Sơn La thấp nhất cả nước một phần là do “lỗi hệ thống“
19:04:08 02/08/2019
Ông Phạm Văn Thủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho rằng kết quả đỗ tốt nghiệp Sơn La thấp nhất cả nước một phần là do “lỗi hệ thống.
Viết sai chính tả trên Facebook cho vui?
19:01:14 02/08/2019
Ăn cơm hem? Hok đùa nà. No nắng chớt mất. Mỗi ngày mở Facebook, chúng ta không khó khăn để thấy rất nhiều bài viết, bình luận của bạn trẻ đang viết sai chính tả.
Sai phạm cấp phát văn bằng của ĐH Đông Đô: Bộ GD&ĐT nói gì?
18:56:55 02/08/2019
Việc quản lý văn bằng chứng chỉ là nhiệm vụ của Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT. Vậy Bộ này đã nói gì trước việc cấp phát bằng không đúng quy định tại trường ĐH Đông Đô vừa qua.
Nhiều tỉnh xuất hiện điểm 0 trắc nghiệm, nhưng vì sao phổ điểm Bộ GD&ĐT công bố lại không có?
18:53:50 02/08/2019
Bộ GD&ĐT cho biết, thí sinh bị chấm điểm 0 ở môn trắc nghiệm là hiện tượng bất thường và Bộ bỏ ra khỏi phổ điểm để kiểm tra, rà soát.
Thầy giáo trẻ làm “dân vận” ở xứ Mường
18:50:14 02/08/2019
Gieo chữ ở vùng cao, ngoài công việc dạy học, thầy giáo Nguyễn Duy Thể và đồng nghiệp còn đóng vai trò là một “cán bộ dân vận” để vận động học sinh ra lớp.
Dù giàu có, nhiều phụ huynh vẫn ‘bỏ’ con cái để chúng hưởng trợ cấp
17:55:50 02/08/2019
Không ít phụ huynh giàu sụ ở bang Illinois (Mỹ), trong đó đang hành nghề bác sĩ, luật sư, đã lợi dụng lỗ hổng luật pháp bằng cách từ bỏ quyền giám hộ con cái để được phía trường đại học hỗ trợ tài chính.
Vì sao vào đại học, sinh viên dễ bị điểm thấp?
17:40:28 02/08/2019
Ngày nay, với sự đa dạng về phương thức tuyển sinh, người học không khó để trúng tuyển vào một trường ĐH. Tuy nhiên, thực tế quá trình đào tạo lại cho thấy những con số đáng buồn khi có những môn học tỷ lệ rớt lên tới 70 - 80%.
Gần 200 nhân viên, giáo viên hợp đồng ở Hà Tĩnh được chuyển biên chế
17:35:27 02/08/2019
HĐND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Nghị quyết số 155/NQ-HĐND về việc điều chỉnh, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị quyết 128/NQ-HĐND ngày 13/12/2018 của HĐND tỉnh Hà Tĩnh.
Trường Đại học Sài Gòn tuyển sinh hai ngành mới
17:32:38 02/08/2019
Trường Đại học Sài Gòn cho biết, kể từ năm nay trường sẽ tuyển sinh thêm 2 ngành đào tạo giáo viên trung học cơ sở là ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên và ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý, mỗi ngành chỉ tiêu 30 sinh viên.
Giáo dục thường xuyên: Khởi sắc sau quá trình tự chủ
17:21:31 02/08/2019
Việc trao quyền thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính cho các cơ sở giáo dục, nhất là đối với các cơ sở giáo dục đại học, được coi là yếu tố cần thiết và vô cùng quan trọng.
"Trao vòng tay nhân ái 2019" đến học sinh vùng cao trước năm học mới
17:18:33 02/08/2019
Hôm nay (2/8), chương trình Trao vòng tay nhân ái 2019 đã đến xã Hua Trai, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Nhiều hoạt động ý nghĩa diễn ra trong khuôn khổ chương trình.
Tuyển thẳng thí sinh vùng đặc biệt khó khăn: Trúng tuyển nhiều, học rất ít
17:04:08 02/08/2019
Năm 2012, quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT cho ưu tiên xét tuyển thẳng thí sinh thuộc các huyện nghèo, huyện biên giới, hải đảo vào các trường đại học, cao đẳng. Chính sách này đã tạo hứng khởi từ các địa phương và được sự hưởng ứng của ...
MBA - tấm hộ chiếu thứ hai giúp bạn trẻ bước ra thế giới
17:00:23 02/08/2019
Nhiều người quan niệm chỉ nên học MBA khi đã có kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên thực tế, cử nhân mới tốt nghiệp lại có không ít lợi thế trong việc tiếp cận nguồn tri thức mới.
Thúc đẩy văn hóa đọc từ Luật
16:56:24 02/08/2019
Không chỉ ở góc độ quản lý, Luật Thư viện ra đời phải góp phần tạo hành lang pháp lý để thư viện phát triển, thúc đẩy văn hóa đọc, giúp người dân nâng cao hưởng thụ về văn hóa.
Tuyển 1.056 sinh viên đào tạo theo chương trình của Đức, tốt nghiệp được cấp 2 bằng
16:52:02 02/08/2019
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TBXH, thông báo tuyển sinh và tổ chức đào tạo thí điểm 22 nghề chất lượng cao cấp độ quốc tế theo các bộ chương trình chuyển giao từ Cộng hòa Liên bang Đức.
Đào tạo nhân lực trong lĩnh vực nghệ thuật, thể thao: cần cơ chế đặc thù
16:48:20 02/08/2019
Sau 4 năm thực hiện Luật giáo dục nghề nghiệp, những thực tế đặt ra đòi hỏi có cơ chế đào tạo đặc thù cho lĩnh vực năng khiếu nghệ thuật, thể dục thể thao.
Phần mềm chấm trắc nghiệm THPT quốc gia 2019 hoạt động thế nào?
16:45:57 02/08/2019
Tiến sĩ Lê Việt Thủy, Phó Trưởng ban chấm thi trắc nghiệm ở Nam Định khẳng định hiếm có trường hợp phần mềm chấm thi trắc nghiệm không nhận dạng được bài thi.
Phòng chống đuối nước: Phải giúp trẻ có kỹ năng
16:42:46 02/08/2019
Từ trước đến nay, đuối nước luôn là nỗi kinh hoàng mỗi dịp hè về, không chỉ tại Nghệ An mà trên toàn quốc, những con số biết nói, rất đáng báo động. Đâu là giải pháp để giảm thiểu tình trạng này?
Hàng chục học sinh xã Quang Hiến (Lang Chánh) được hỗ trợ từ các nhà hảo tâm
16:39:48 02/08/2019
Công ty CP doanh nghiệp xã hội Vicaris đã quyết định đỡ đầu cho 2 chị em Lò Thị Thảo, đồng thời kết nối với các nhà hảo tâm để hỗ trợ hàng chục học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác trên địa bàn.
Bồi dưỡng dạy học phát triển năng lực - yêu cầu cấp thiết
16:32:03 02/08/2019
Đội ngũ nhà giáo có vai trò quyết định đến sự thành bại của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới. Chương trình mới dù tốt nhưng nếu đội ngũ giáo viên không được bồi dưỡng, đào tạo bài bản thì sẽ không đạt được hiệu quả.
Năm đại học Mỹ có sự tương tác giảng viên - sinh viên tốt nhất
16:30:35 02/08/2019
Cuối tháng 7, THE công bố danh sách đại học Mỹ được sinh viên đánh giá cao về sự tương tác với giảng viên.
Khóa đào tạo tham vấn viên đầu tiên của Viện nghiên cứu Sinh trắc Vân tay IODR
16:28:27 02/08/2019
Nhằm nâng cao nghiệp vụ, tăng cường kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế trong việc tham vấn sinh trắc vân tay, Viện nghiên cứu Sinh Trắc Vân Tay IODR đã tổ chức Khóa học thực chiến ba ngày liên tục với nhiều thông tin thực tế và...
Hà Nội: Hướng dẫn thực hiện công tác BHYT học sinh, sinh viên năm học 2019-2020
16:20:25 02/08/2019
BHXH Thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 3049/BHXH-QLT hướng dẫn BHXH các quận, huyện, thị xã và các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội về việc thực hiện công tác BHYT học sinh, sinh viên (HSSV) năm học 2019-2020.
Hà Tĩnh tuyển dụng bổ sung 197 biên chế cho ngành giáo dục
16:17:38 02/08/2019
Theo Nghị quyết số 155/NQ-HĐND tỉnh vừa được ban hành tại Kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII, năm học 2019-2020, ngành Giáo dục Hà Tĩnh được tuyển dụng bổ sung 197 biên chế đối với bậc mầm non và phổ thông các cấp.
Lâm Đồng: Đầu tư 18 tỷ đồng xây dựng phòng học
16:13:42 02/08/2019
Sở GD&ĐT tỉnh Lâm Đồng cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành quyết định phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Trường THPT Lương Thế Vinh (tại huyện Đức Trọng), tổng kinh phí 18 tỷ đồng.
Yêu cầu kỷ luật 5 cán bộ có con được nâng điểm thi ở Hòa Bình
16:09:20 02/08/2019
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hòa Bình yêu cầu cấp có thẩm kỷ luật 5 cán bộ có con được nâng điểm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018
0 nhận xét:
Đăng nhận xét